Người xưa kể rằng vào thời vua Tự Đức (1829 -1883), Hoàng thái hậu Từ Dũ bị bệnh nặng, mắt mờ dần đi và không nhìn thấy gì nữa. Nhà vua lo lắng, ăn ngủ không yên…
Thuốc, thầy khắp nơi ùn ùn thượng kinh mà bệnh của mẫu nghi thiên hạ vẫn không hề thuyên giảm. Thế rồi một hôm ngự y sắc củ sâm được dâng biếu từ núi Dành, thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (ngày nay), bà Từ Dũ uống và mắt dần dần sáng lại. Sâm núi Dành trở thành sản vật tiến vua hằng năm và chuyện sâm núi Dành tiến vua lưu truyền từ đó.
Cũng từ đó, loài sâm quý này bị săn lùng, khai thác dần cạn kiệt. Cho đến khoảng chục năm trở lại đây, nhờ hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, người dân đã ươm được giống để mở rộng diện tích trồng chuyên canh hàng trăm héc-ta ở vùng núi Dành và nhiều địa phương khác. Riêng Hợp tác xã Sâm núi Dành Đức Hạnh đã trồng hơn 3 héc-ta tại núi Dành.
Cũng nhờ khoa học kỹ thuật phân tích mà biết được sâm núi Dành có chứa nhiều dược tính quý như saponin, acid hữu cơ, acidamin…rất có lợi cho sức khỏe con người. Đáng chú ý là so sánh sâm cùng tuổi thì chất saponin (chất chống lão hóa, chống ung thư) trong sâm núi Dành cao hơn sâm Hàn Quốc.
Hiện nay, Hợp tác xã Sâm núi Dành Đức Hạnh đang khai thác và thu mua hoa, củ sâm nguyên liệu của bà con trong vùng để hợp tác với Viện Nghiên cứu, đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ (ITC) Hà Nội và các trung tâm khoa học công nghệ chế biến sản phẩm thương hiệu “Sâm núi Dành Đức Hạnh”. Các sản phẩm chính gồm: Sâm núi Dành hòa tan; Sâm củ sấy khô; Trà hoa sâm; Nước tăng lực; rượu sâm các loại … cung ứng trên thị trường cả nước.
“Sâm núi Dành Đức Hạnh” có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp được làm ra từ đôi bàn tay tài hoa của những con người yêu lao động, sáng tạo, đang được khách hàng khắp nơi tin dùng.
Hợp tác xã Sâm núi Dành Đức Hạnh đang nỗ lực bảo tồn và phát huy để Sâm núi Dành mãi mãi là:
“Niềm tự hào của quê hương Bắc Giang” !